Mãi nhớ....mãi yêu.....
4rum xin thông báo các bạn về việc tạm dừng hoạt động của 4rum. Do có vài việc cần chỉnh sửa và hiệu chĩnh 4rum nên chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động 4rum vô thời hàn. Các thông tin của tất cả thành viên sẽ được xòa kể từ ngày 22/07/2011. Xin các thành viên thông cảm!!
BQT VIBI.FORUMVI.COM
Chúc các bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!!!

Join the forum, it's quick and easy

Mãi nhớ....mãi yêu.....
4rum xin thông báo các bạn về việc tạm dừng hoạt động của 4rum. Do có vài việc cần chỉnh sửa và hiệu chĩnh 4rum nên chúng tôi quyết định tạm dừng hoạt động 4rum vô thời hàn. Các thông tin của tất cả thành viên sẽ được xòa kể từ ngày 22/07/2011. Xin các thành viên thông cảm!!
BQT VIBI.FORUMVI.COM
Chúc các bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!!!
Mãi nhớ....mãi yêu.....
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Câu chuyện của một thầy giáo trẻ (phần 2)

Go down

Câu chuyện của một thầy giáo trẻ (phần 2)  Empty Câu chuyện của một thầy giáo trẻ (phần 2)

Bài gửi  Wild_orchid Fri Jul 15, 2011 6:30 pm

Thầy trò quyết định đăng một mẩu quảng cáo như sau:
Gửi Tổng thống Clinton và mọi người khắp thế giới

Cái gì cướp mất nhiều sinh mạng nhất mỗi năm hơn cả AIDS, rượu, tai nạn xe cộ, giết người, tự tử, ma túy và hỏa hoạn cộng lại?

Chính bọn trẻ đã tạo nên mẩu quảng cáo này, còn tôi thì còn lợn cợn một chút bởi vì xuất thân từ một tiểu bang sản xuất nhiều thuốc lá, tôi không muốn chọc giận bất cứ ai. Tôi bày tỏ sự băn khoăn này với các em và rồi một bạn nữ tên là Carmela đã nói với tôi: "Không sao, thầy ạ. Không phải vì chúng ta xuất thân từ tiểu bang này mà chúng ta lại không dám có ý kiến, quan điểm riêng sao?".
Thầy trò ghi địa chỉ cùng số fax trên mẩu quảng cáo và hồi hộp đợi chờ hồi âm. Tiếc là ngôi trường của chúng tôi nằm ở một vùng quê nên vào lúc ấy không thể có email và không thể ghi địa chỉ Internet của chúng tôi vào được.
Ngày mẩu quảng cáo này được đăng, tôi cũng không thể có nổi một tờ báo, bởi báo USA Today không phát hành tại vùng quê của chúng tôi. Thế nhưng, tác động của mẩu quảng cáo ấy thì ai cũng cảm thấy được bởi trước khi tôi đến được lớp thì chúng tôi đã nhận được hơn trăm bức fax.

Ngay khi tôi rẽ vào bãi đậu xe của trường thì cô giáo Barbara Johns, lúc ấy đang ở trong bãi đậu xe, vội reo lên mừng rỡ: "Thầy phải đến văn phòng ngay! Tắt máy xe đi! Tôi sẽ đưa xe vào bãi đậu cho". Chạy vào đến văn phòng, bức fax đầu tiên tôi cầm lên đọc được gửi từ thủ tướng Canada. Cũng có những bức fax đến từ khắp nơi, của bạn bè thân hữu, đội bóng, bác sĩ ở Mumbai, Ấn Độ... và bao người khác từ bất cứ nơi nào mà ta có thể nghĩ ra.

Khi bọn trẻ đến trường, thầy trò cùng kéo lên văn phòng. Các đài phát thanh khắp nước cũng đã cho phát mẩu quảng cáo của chúng tôi và kêu gọi các độc giả của mình gọi điện hồi âm kèm câu trả lời của họ. Các đài truyền thanh dồn dập gọi cho trường chúng tôi để hỏi câu trả lời đúng là gì, cũng hệt như bọn trẻ đang rộn ràng túc trực trên máy điện thoại để trò chuyện với hàng ngàn độc giả.

Có những đứa còn phải trả lời phỏng vấn của các nhà báo truyền hình. Các bức fax từ khắp nơi trên thế giới đổ về rào rào, còn bọn trẻ cứ như nhảy vọt khỏi mái nhà vì kích động! Thầy trò còn chia nhau ở lại đêm trong trường để trực máy fax. Các bức fax chuyển đến suốt đêm. Khoảng 3g sáng, tôi nhận được một bức fax trên đó viết "Xin thầy gọi điện cho chúng tôi" cùng với số điện thoại được ghi bên dưới.

Tôi đã gọi lại và đó là một sòng bài, ở đó người ta đã đưa câu hỏi này ra làm đề tài cá cược cho ai có câu trả lời đúng. Người ở casino này đã gọi cho tôi để biết chính xác lời giải đúng để có thể trao giải thưởng cho những ai thắng cược. Thật là vui!

Còn gì vui thích bằng khi biết có nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau cùng tham gia giải đáp và được nghe những câu trả lời của họ. Một số câu trả lời ngộ nghĩnh và thú vị thường gặp nhất là: thiếu ăn, súng, rơi vào trong thùng nước, James Bond, tình yêu, nhồi máu cơ tim, phá thai, tuổi già, sự hồi hộp, sự ngu dốt, thời gian, sự tham lam, cái lưỡi...

Đến lúc này thầy trò đã nhận được 7.000 thư và quà tặng từ khắp nơi trên thế giới gửi đên. Trong mẩu quảng cáo, thầy trò đã hứa là sẽ viết thư hồi âm cho mỗi người, thế là bọn trẻ phải gặp nhau vào những ngày thứ bảy, cả những ngày nghỉ cũng như sau giờ học để viết lời đáp cho mỗi người để báo cho họ biết câu trả lời đúng là hút thuốc lá.

Các em học sinh trở nên nổi tiếng, được xuất hiện trong những chương trình tin tức quốc gia và trên trang nhất các tờ nhật báo khắp tiểu bang. Một sự phấn khích bao trùm lên đề án, và bọn trẻ bắt đầu ngâng cao đầu mỗi ngày khi đến trường với vẻ đầy tự hào.

Sau một tuần lễ ròng rã viết thư trả lời, biến văn phòng nhà trường thành sở chỉ huy tạm thời riêng của thầy trò và biến thành tâm điểm của các phương tiện truyền thống, cuối cùng chúng tôi đã nhận được câu trả lời mà chúng tôi chờ đợi từ lâu.

Nhà Trắng gọi và báo cho biết đệ nhất phu nhân Hillary Clinton sẽ gọi cho chúng tôi lúc 11g45 vào ngày thứ sáu để đưa ra câu trả lời của bà và của tổng thống, cũng như sẽ tranh luận về những nguy cơ của việc hút thuốc lá với các bạn học sinh. Tất cả thầy trò đều vui mừng và tự hào. Chúng tôi bủa đi chuẩn bị một cuộc họp báo vào cuối tuần để cho cả cộng đồng đều có thể có mặt vào ngày hôm ấy.

Khi mọi người - các nhà lãnh đạo địa phương, các nhà doanh nghiệp, các chủ trang trại, gia đình và bạn bè - đang ngồi cả trong thư viện, ta có thể cảm nhận rõ một không khí phấn khích và một ý thức cộng đồng. Thầy trò đã mặc quần áo mới sao cho ai cũng trông đẹp nhất như trong ngày lễ hội.

Cả lớp và tôi ngồi ở những cái bàn ở đầu thư viện, kế bên là hàng chục máy quay và các nhà báo. Tôi chăm chú nhìn theo kim đồng hồ... 11g43... 11g44... Rồi tôi nghĩ "Chuyện gì xảy ra đây nếu như bà ấy không gọi điện nhỉ?". Nhưng rồi chuông điện thoại vang lên.

Thư viện vốn đã lặng im lúc này im phăng phắc. Mọi người nín thở như dõi theo từng lời tưởng chừng như thời gian ngắn lại. Bà Hillary Clinton dành thời gian nói chuyện với từng em học sinh và tranh luận về những vấn đề sức khỏe mà câu hỏi của chúng tôi gợi lên. Cuối cuộc gọi, bà Clinton nói: "Các bạn biết đấy, tôi đang giữ bức thư mà tổng thống và tôi đã viết cho lớp các bạn, trong đó có câu trả lời của chúng tôi. Chúng tôi có thể mail cho các bạn, nhưng chúng tôi nghĩ rằng hay nhất là chúng tôi sẽ trao tận tay các bạn".

Sau đó, tôi thông báo một tin khiến mọi người sửng sốt. Tôi đã chuyện trò với Nhà Trắng suốt tuần qua, và hai phía đã sắp xếp cho các học sinh đến Nhà Trắng vào tuần sau để gặp gia đình tổng thống. Đây sẽ là một sự kiện đổi đời đối với các học sinh, bởi đa số các em chưa bao giờ bước ra khỏi tiểu bang của mình.

Lần đầu tiên khi chúng tôi được thông báo về lời mời đến Nhà Trắng, vị hiệu trưởng đã yêu cầu tôi đừng công bố điều này cho mọi người biết cho đến khi tôi vận động đủ số tiền cần thiết để đưa tất cả các em học sinh đi. Ngay sau đó, bà Austin, một trong số những thư ký của trường, bắt đầu gọi điện cho các doanh nghiệp mà chúng tôi có thể nghĩ đến để xin tài trợ. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng bất cứ người nào tôi gọi đến thì ai ai cũng sẵn sàng giúp đỡ bọn trẻ và mong muốn đóng góp bằng bất cứ cách nào mà họ có thể.

Bất cứ nơi nào tôi gọi tới, tình hình cũng tương tự. Các cộng đồng cũng sẵn lòng giúp đỡ các thầy cô giáo chừng nào ta còn chứng tỏ cho thấy ta làm việc nghiêm túc, và đưa ra được những lý do chính đáng cho thấy sự đóng góp của họ đang góp phần tạo nên một sự chuyển biến nào đó. Chỉ trong vài ngày chi phí cho toàn bộ chuyến đi đã được các nhà doanh nghiệp địa phương tài trợ, tất cả họ đều đồng ý là cần giữ bí mật cho đến khi tin này được loan báo trong cuộc họp báo.

Kết thúc cuộc gọi, để trả lời yêu cầu của phu nhân Clinton mời chúng tôi đến Nhà Trắng, tôi đã nói trong nước mắt đầm đìa rằng tôi không thể từ chối bất kể là tôi sẽ phải khó khăn như thế nào. "Nào các chú nhóc, các chú hãy nhìn cộng đồng các nhà doanh nghiệp quanh các chú... Vâng, họ đủ tốt để tài trợ cho lớp chúng ta, và cuối tuần tới, tất cả chúng ta sẽ đến Washington, DC!".

Cả thư viện òa lên tiếng reo hò tán thưởng. Nhà báo Sandra Harris của Đài truyền hình kênh 9 cũng reo lên. Đem đến sự ngạc nhiên này cho các em học sinh và cho cộng đồng là một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong đời tôi. Niềm vui, niềm phấn khích và sự cảm kích thể hiện trên gương mặt các em học sinh là một trong những lý do chính khiến tôi quyết định tiếp tục dạy học. Làm sao tôi có thể quay lưng lại với cơ hội có thể có một sức tác động như vậy đến cuộc đời của bọn trẻ chứ?

Sau khi sự kích động đã lắng xuống, tôi bắt tay tổ chức chuyến đi. Tôi nghĩ mọi việc sẽ bù đầu rối tai, nhưng khi bắt đầu gọi điện đi khắp nơi đặt khách sạn, vạch ra một lộ trình thì mọi việc lại cứ êm xuôi đâu vào đấy.

Tuần sau thầy trò lên đường đến Washington DC cùng với nhiều nhà báo thuộc các tờ báo địa phương. Đoàn đã đi thăm Nhạc viện quốc gia, điện Capitol và tất cả bảo tàng lớn. Ngày cuối cùng ở DC, đoàn đến thăm Nhà Trắng. Một nhân viên hướng dẫn tour riêng cho đoàn, và thầy trò là đoàn duy nhất vào lúc ấy. Chúng tôi được phép đi lang thang, chụp ảnh tự nhiên như ở nhà.

Sau chuyến tham quan, thầy trò được đưa đến phòng Đông. Căn phòng được trang trí một cây giáng sinh khổng lồ trên treo đầy bóng đèn. Cuối cùng, tổng thống và phu nhân bước vào phòng và chuyện trò với bọn trẻ. Tổng thống quì trên sàn nhà nói chuyện với từng đứa trẻ, còn phu nhân Clinton đi quanh chuyện vãn với những người lớn. Khi đến gặp tôi, bà nói: "Ồ thưa thầy, tôi nhận ra thầy nhờ đọc trên báo đấy" và tôi cũng đáp lại: "Ồ, thưa bà, còn tôi lại nhận ra bà nhờ xem truyền hình đấy".

Khi thầy trò quay trở về lại Bắc Carolina, bọn trẻ vẫn chưa muốn kết thúc dự án này. Để giữ cho dự án này sống lâu hơn một thời gian ngắn nữa, thầy trò lại bắt tay viết một cuốn sách mang tên Cuộc phiêu lưu vòng quanh thế giới qua những từ ngữ của người khác để kể lại toàn bộ dự án này.

Bọn trẻ có biết bao cảm xúc và ký ức gắn với dự án và tôi cảm thấy thật may mắn là thầy trò đã có thể tập hợp và viết lại những cảm xúc lúc ấy. Tôi biết 20 năm sau một số các em sẽ đọc lại cuốn sách này cho con cái mình nghe và hi vọng là lúc ấy các em sẽ sống lại những cảm xúc tuyệt vời ngày ấy.

Đây là một kinh nghiệm chắc chỉ có một lần trong đời, nhưng tôi lại có diễm phúc là đã trải qua nhiều sự kiện tương tự cùng với các học sinh của mình ở ngôi trường vùng quê ấy.
Wild_orchid
Wild_orchid
"tám" cấp 2
Câu chuyện của một thầy giáo trẻ (phần 2)  Stars2

Tổng số bài gửi : 110
NGÀY THAM GIA : 30/06/2011
TUỔI : 30
ĐỊA CHỈ : Nơi ta ở, chỉ là nơi đất ở_Nơi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết